Cô bé thân hình nhỏ nhắn nhìn cái bóng bên đường trong khi chau mày. Bóng mờ vào buổi đêm khiến cho cô bé không thể nhìn thấy được rõ ràng cho lắm, nhưng đã như vậy ba lần rồi. Thân ảnh đó ăn mặc lạ mắt như thể chỉ mặc mỗi vải vắt vai, còn phần dưới thì giống như xà rông vải quấn nhưng cũng trông kỳ lạ đến mức cô phải kêu nói với bố mẹ vốn đang ngồi cùng nhau ở phía trước.
“Mẹ ơi, không biết ai ăn mặc lạ lạ đứng nhìn chúng ta từ ven đường ạ.” Giọng trong trẻo của đứa bé tám tuổi gọi nói với người làm mẹ, dù cho thân ảnh đó không rõ ràng nhưng lại truyền đến một luồng kỳ lạ nào đó khiến cô bé thấy bức bối.
“Gì thế con? Lại nói nhảm nhí nữa rồi đấy.” Wipawan nói trong khi nhìn mặt đồng hồ số hiển thị kết quả của việc tăng tốc độ lên gần cây số một giờ.
“Lái chầm chậm cũng được anh à? Có mệt không?” Khi nhìn thấy nét rã rời của chồng vốn mệt mỏi do phải thức dậy sớm đưa mình và con đi làm công quả ngày sinh nhật ở ngôi chùa trong rừng cách xa khu dân cư, rồi còn phải tiếp tục đến đám cưới của cấp dưới thân thiết thì không thể nhịn không hỏi và than nhẹ.
“Đã bảo để cho cậu Kit đến lái xe cho cũng không chịu, tự lái rồi thì thế nào? Có gì chúng ta tìm chỗ nghỉ lại quanh đây được không anh?”
“Không đâu, muốn nhanh chóng về nhà.” Chaimit mỉm cười đôi chút rồi tiếp tục chăm chú lái xe.
“Hôm nay thật tốt, được gặp cô Sipang ở chùa. Không ngờ rằng cô ấy đến tu tại chùa này đã lâu mà chúng ta lại không hề hay biết, trong khi chúng ta đến chùa này khá thường xuyên.” Wipawan rủ chồng nói chuyện cho tỉnh táo khi thấy đối phương chắc chắn không chịu dừng lại nghỉ ngơi.
“Ừm.”
“Thật tội nghiệp cô ấy, con bé Ket không nên phúc mỏng mà. Cũng đã qua đời gần năm năm rồi đấy, sư Reuang hẳn là đi tu không hoàn tục rồi.” Wipanwan nói như thể hoài niệm, lời kể từ người làm nữ đi theo chăm sóc Sipang vốn tu làm ni cô vẫn còn rõ ràng trong ký ức.
‘Sư Reuang rất đau lòng khi cô Ket chết. Thầy yêu cô ấy rất nhiều, không biết bây giờ đã bớt buồn hay chưa, nhưng thầy ấy khẳng định không hoàn tục. Bà ngoại Nuan bà ấy cũng là thị giả cho đến khi mất. Sư thầy của cô Ket cũng qua đời vào ba năm trước, chỉ còn mỗi bà Sipang nên bà ấy bán nhà chuyển đến chùa sống vĩnh viễn luôn thế này. Tôi cũng đồng tình thuận lòng nên chuyển đến sống cùng.’
Mình không chắc chắn về từ này lắm, nghĩa tiếng Thái là người theo hầu, chăm sóc cho nhà sư. Ai biết từ chính xác hơn thì nhắn cho mình nhé.
“Con thích bà Sipang.” Cô bé Pudtan tám tuổi nói bằng giọng trong trẻo.
“Bà ấy cũng rất yêu quý con, còn bảo mặt con tương tự con gái bà ấy lúc còn bé. Mà làm sao lại không giống được, chúng ta là họ hàng mà, dù cho là họ hàng xa thì hẳn cũng phần nào có chung dòng máu.” Wipawan nói dội cười thành tiếng rồi không thể không nghĩ đến sự việc lúc ban ngày. Ngay cả sư Reuang còn nhìn chăm chăm đến con gái của cô. Dù cho ánh mắt nhìn đến có phần lạ lùng nhưng chắc cũng yêu quý không ít, vì đã tặng cho một sợi chỉ thánh màu đỏ có xâu một viên gỗ mà ngay cả người làm của Sipang còn thầm nói rằng trước đây sư Reuang chưa từng phát bùa linh thiêng cho ai.
“Con cũng thích viên gỗ này nữa.” Cô bé giơ sợi chỉ thánh lên một cách thích thú, bàn tay nhỏ chà hạt gỗ nhỏ đấy tới lui. Nhà sư quấn cà sa màu sậm cùng gương mặt đầy sự ưu ái vẫn còn nằm trong ký ức.
“Con cũng thích sư Reuang ạ, lớn lên con sẽ cưới sư Reuang.” Giọng nói có vẻ chắc chắn đó khiến cho Wipanwan cười lớn khôi hài cùng với Chaimit.
“Bà cụ non quá rồi con à.” Người làm bố khuyên bằng giọng không mạnh cho lắm.
“Thật đấy ạ, con yêu sư Reuang, dù cho sư Reuang không yêu con cũng được.” Lời nói tương đối quá tuổi khiến cho Wipawan phải vờ tỏ giọng nghiêm nghị với con.
“Mang tội đấy con à, ngài ấy tu không hoàn tục.”
“Mẹ ạ, lại có người nhìn chúng ta từ ven đường.” Pudtan kêu nói nhưng còn chưa kịp dứt lời thì tiếng bánh xe cà nghiền mặt đường đã vang lên cả con đường khiến cho lòng người nghe run sợ.
Ánh đèn sáng rực lao vào cùng với tiếng hét. Sắc mặt giật mình của hai người lớn ngồi cạnh nhau chỉ xảy ra trong một khoảnh khắc. Lực đập giằng cho thân hình nằm đằng sau dây an toàn rung lắc không phương hướng, sợi dây xỏ hạt trên cổ tay nhỏ vỡ vụn trước khi mọi thứ trở nên tối đi.
Sư Reuangrit mở mắt lên sau khi thiền quán cùng với thở dài ra thật sâu. Linh hồn đó hẳn vẫn bối rối và tìm kiếm con đường lâu suốt cả ngàn năm. Một phần là do hành động và quyết định của anh. Dù cho kiếp này việc cởi bỏ bớt nghiệp sẽ khiến cho nút thắt của sự tội lỗi và lời nguyền của kẻ thù truyền kiếp của cả hai người phụ nữ phai nhạt đi nhiều rồi, nhưng vẫn chưa đến được điểm có thể khiến cho lòng khuây khỏa. Đôi khi trời cao có lẽ đã có câu trả lời cho toàn bộ mọi chuyện. Nhà sư trẻ ngẩng mặt lên nhìn mặt trăng mà chỉ có một phần tư.
Trong Phật giáo có hai loại thiền là thiền chỉ và thiền quán. Thiền chỉ hoặc thiền định có mục đích giúp cho tâm an lạc. Còn thiền quán hay còn gọi là thiền Minh Sát nhằm giúp nhìn rõ trạng thái của vạn vật.
Nếu anh hết kiếp này… nụ cười nhạt nhẹ như thể hoa sen vừa mới thoát khỏi hồ nước to bật lên ở khóe môi sâu dày. Biết hết tất cả nhưng chỉ là không chịu được, sợi dây phiền não mỏng manh nhất níu giữ anh gắn bó với sự luân hồi là sợi dây quá đỗi bền chặt. Khi một trong hai người phụ nữ đó là bảo bối tâm can, anh không quan tâm rằng sẽ phải trở về thế giới này bao nhiêu lần nữa, chỉ xin được đưa đường dẫn lối cho người là người yêu dấu có thể ở bên cạnh nhau thế thôi là đủ rồi…
Phiền não: trạng thái tâm tình của con người với ba yếu tố là tham, sân, si.
Wipawee nhìn cô bé trước mặt đang cúi đầu đọc quyển sách cổ tích Isop cùng cảm giác nửa ghét nửa thông cảm. Bố mẹ chết hết nhưng cô bé này mệnh lớn nên không có gì gãy vỡ, chỉ có vết bầm tím và trầy xước, rồi lại còn không nói gì đến tận nửa năm. May là bây giờ đã bắt đầu nói chuyện nên mới có thể đến trường học theo như bình thường. Ngay cả bản thân bà cũng không biết nói sao với bản thân rằng vì cớ gì lại quá không thích mặt cô bé này. Nhưng tính ra bà cũng tốt hơn các họ hàng khác vốn chỉ chăm chăm hy vọng tài sản mà bố mẹ cô bé này để lại. Cô bé này có rất nhiều điều lạ hơn trẻ con nói chung. Nếu là đứa trẻ khác thì hẳn đã khóc lóc nhõng nhẽo hoảng sợ sau khi xảy ra sự việc tồi tệ. Nhưng Pudtan lại không như thế, đôi mắt trong trẻo vô tội, đôi lúc có ánh kỳ lạ trộn lẫn như thể thừa biết và đồng thời cũng kiên cường. Càng là khi cảm nhận được lời nói và dáng vẻ của nhiều người thân họ hàng thì đôi mắt đó còn trông đanh cứng và quất ánh mắt nhìn đến không khác gì người lớn.
“Con bé này mắt nó ác lắm chị Wee, bộ dạng nuôi không ngoan đâu.” Một người họ hàng thân thiết ghé thăm đến truy hỏi chuyện tài sản thừa kế của em gái và em rể của bà mà vốn phải thuộc về Pudtan. Trông ra dường như không thích mặt cô bé này.
“Họ chắc là xem phim truyền hình sến sẩm nhiều quá rồi chăng. Bố mẹ con bé khi còn sống tương đối chiều ý con, con gái một là thế đấy.” Wipawee nói một cách tâm tình dễ chịu. Lý do tâm tình dễ chịu không phải vì bà là người bảo hộ của Pudtan mà là vì lý do khác. Chắc chắn rằng mọi phần tài sản mà em gái và em rể bà tạo ra đều rơi vào sự cai quản của bà.
Nhiều đồ đạc, kim cương vàng bạc có giá trị trong nhà bị cầm cuỗm đi trước khi bà nhận được quyền nuôi dưỡng đứa bé này, nên bà cảm thấy khó chịu không ít. Thế nên chính dáng vẻ hung hăng mà không thể làm gì được của những họ hàng khác sau khi mọi quyền lợi thuộc về bà khiến bà có tâm tình dễ chịu mỗi khi nghĩ đến. Bố mẹ của Pudtan không quá cẩn trọng vì không nghĩ rằng bản thân sẽ qua đời trước khi đến tuổi thế này. Chuyện di dời bòn rút không phải chuyện khó nhưng bà cũng không làm, một phần vì sự thương cảm, một phần vì bà biết rõ rằng mình phải bảo vệ đứa bé này vốn là cảm giác vượt trên bất cứ lý do nào, tương đương với cảm giác đôi lúc ghét bản mặt cô bé một cách không lý do… Chắc là phải nuôi do dù sao thì bà cũng không kết hôn không có con cháu thân thiết như Pudtan rồi…
Ánh nắng đầu chiều nóng nực thiêu đốt đến mức ngay cả cây xanh còn trông héo úa, đến cùng với hơi nóng phả lên mọi ngóc ngách trong không khí. Pudtan từ từ dùng tay nhấn khăn rằn thấm mồ hôi trên gương mặt của bản thân trong khi thở ra một cách ngán ngẩm lúc nhìn thấy vệt màu da dính theo trên khăn.
“Khi nào mới có kem nền tốt mà không chảy ra theo mồ hôi kiểu % nhỉ? Kem chống nắng thì phải đến ngồi thoa mỗi một tiếng, sắp thoa không nổi rồi đây.”
“Lấy khăn quấn người quấn đầu quấn tai đến mức sắp trở thành xác ướp thế này rồi mà còn than vãn sao? Mau mau nhanh tay đi, hết cụm này rồi thì còn lại hai điểm nữa, hôm nay hẳn chỉ đủ thế này thôi.” Giọng phóng khoáng của người khổng lồ nhắc lại trước khi bước đến ra lệnh công việc cho nhân công đang đào đất một cách hăng hái.
“Anh Mee, ngày mốt anh Mee thật sự không đến chỗ thi công sao?” Pudtan ngước mặt lên hỏi người giám sát, hé lộ cho thấy đôi mắt trong sáng hút mắt mọi người.
“Ờ, thật sự có công chuyện gấp, mày kiểm soát thay cho anh đi. Không khó đâu, làm theo kế hoạch chúng ta đã vạch ra.”
“Ayutthaya nóng gần chết.” Bàn tay nhỏ có bao tay giật liên hồi chiếc áo sơ mi tay dài vốn thấm đầy mồ hôi nhằm cho gió lùa vào giảm cái nóng. Giật không chừa cả khăn rằn được đem đến quấn bọc đầu đến mức chỉ thấy con ngươi ánh lên.
“Ờ, thì là vậy đấy, hết tháng này thì hết hợp đồng thực tập, nhận bằng tốt nghiệp rồi có học tiếp lên thạc sĩ không?”
“Học tiếp gì chứ ạ? Hết tiền.”
“Hơ! Tiền tài sản thừa kế bố mẹ mày để lại hết thật rồi à?”
“Ừ, nhưng cũng tốt, sẽ tìm công việc để làm cho bác thôi than vãn.” Pudtan trả lời đơn giản, cô bước đến thêm một điểm nữa mà sẽ được trang trí thành vườn cây cảnh, trước khi ra lệnh cho nhân công khiêng cây con bỏ xuống lỗ, bản thân cô cũng giúp sức thêm. Đàn anh làm việc trong công ty nhận bày trí vườn mà cô đến thực tập cũng đến giúp không điều kiện, dù cho thật ra chỉ có trách nhiệm kiểm soát công việc.
“Đến làm việc cho công ty này cũng được, nếu mày muốn làm.” Sự im lặng là câu trả lời nhưng cũng dễ hiểu, ngoại hình tương đối nổi bật khiến cho cô trở thành mục tiêu bị nhắm đến, nhất là chủ công ty này, người đàn ông lớn tuổi mà dù đã kết hôn rồi thì vẫn có tin tức phụ nữ không chừa một ngày nào, lại còn thèm thuồng mỗi một lần gặp mặt, khiến cho Pudtan chắc hẳn không nghĩ sẽ làm việc cho công ty này.
“Để từ từ suy nghĩ nhé anh Mee.” Nếu không có công ty khác hay con đường khác thật thì cô có lẽ phải đến đây làm việc một thời gian. Và có lẽ phải stress với việc sống sót khỏi sự bàn tán về chuyện là đứa có mối quan hệ móc nối, bao gồm cả rắn trên đầu của chủ công ty sẽ hiển thị ra nữa. Mong rằng chút ít kỹ năng tự vệ học được sẽ đủ giúp được gì đó nếu thật sự xảy ra tình huống khẩn cấp. Danai hay bạn bè và đàn em gọi là Mee theo ngoại hình giống gấu tốt bụng nhìn thái độ tháo vát của Pudtan cùng sự hài lòng. Đàn em này có vẻ ngoài thanh nhã nhưng không lông bông, tương đối nhẫn nhịn, xứng đáng là đàn em của anh, chỉ tiếc là có tính cách tương đối… mạnh… đến mức bị bàn tán.
Ám chỉ sự lăng nhăng của đàn ông.
Mee: gấu.
Pudtan chưa từng sợ bất kỳ một ai, miệng lưỡi cay độc khác hẳn với mặt mũi. Sự nhẫn nhịn cao nhưng nếu hết sự nhẫn nhịn thì giống như bò rừng lao vào húc không chọn lọc, nhưng chưa từng đi kiếm chuyện với ai trước và lại còn tương đối giữ mình im lặng. Anh tương đối hài lòng về tính cách thế này nên mới chơi qua lại thân thiết, là đàn anh đàn em mã số thân thiết do tính cách tương tự nhau.
“Để anh đưa về khách sạn.” Danai hét nói khi thấy công việc của ngày hôm nay đã xong theo như mục tiêu.
“Không sao đâu anh, em ngồi xe máy một tí thôi. Anh cứ đi đi, kẻo trời tối mất, để không phải gấp gáp lái xe.” Pudtan vội nói, dù ký ức của cô nhạt nhoà nhưng cũng biết rằng lý do mà bố mẹ cô qua đời hẳn là do vội vã lái xe về nhà. Và cô cũng không muốn ai phải có chung số phận như gia đình cô. Đối phương gật đầu đơn giản trước khi đi xăm xăm về phía chiếc xe nửa cũ nửa mới của bản thân rồi lái rời đi.
Pudtan giơ tay lên cầm lấy mặt dây chuyền vàng trong khi dùng đầu ngón tay chà trên mặt dây chuyền hình trái tim cùng sự quen thuộc. Mắt lỡ nhìn con đường lát gạch miếng trong khi nhớ về chuyện hơn năm trước. Cô tỉnh dậy cùng ký ức đã mất đi, và điều đó khiến cô không có cảm giác gì ở trước lễ tang của bố mẹ. Khi không có sự gắn bó thì hẳn sẽ không có đau thương… Cô luôn suy nghĩ như thế kể từ khi nhớ được. Trong sự nhạt nhòa đó cô lại cảm thấy rằng toàn bộ hình ảnh và những điều nhìn thấy xung quanh không phải điều mà cô quen thuộc bao nhiêu. Ngay cả ảnh bố mẹ có trong mặt dây chuyền, cô cũng gần như không có ký ức liên quan đến hai người. Nhưng dù thế nào thì việc có mặt dây chuyền vàng đeo trên cổ cũng luôn khiến cô thấy ấm lòng.
Tai nạn lần đó hẳn đã làm gì đó rất nhiều với não của cô còn hơn cả việc đánh mất đi ký ức, vì việc học đối với cô trở thành chuyện dễ dàng. Cô hiểu được điều gặp phải nhanh hơn trẻ đồng lứa, nên cô có thể nhảy lớp sau khi nghỉ ngơi điều trị một năm, đến mức có thể tốt nghiệp cử nhân khi chỉ mới tuổi trong năm nay. Chỉ là đến khi được học điều mình yêu thích thì phải nhẫn nhịn với lực châm biếm của người làm bác, vốn muốn cô học bác sĩ hơn là học cách trồng rau trồng cỏ theo như lời mỉa mai của bà. Bao gồm cả chuyện đưa ra tối hậu thư rằng sẽ dùng tiền tài sản thừa kế của cô làm chi phí mà bác sẽ không bỏ ra một đồng chi phí nào. Nhưng nếu cô học bác sĩ theo ý bác thì mọi đồng tài sản thừa kế của cô sẽ còn lại đầy đủ vì bác Wipawee sẽ là người chi trả mọi thứ.
Chắc chắn rằng cô chọn theo ý mình hơn là người làm bác, đến mức lánh đi học ở nơi cách xa thủ đô, khiến cho người bác vốn đã luôn không mấy thích mặt cô lại càng không ưa mặt cô nhiều hơn. Cô cảm giác rằng bác Wipawee nuôi cô là vì đành phải làm nên không có tình yêu thương gắn bó. Vì bà đưa cô đến học trong trường nội trú kể từ sau khi cô hồi phục từ vụ tai nạn. Cô không có bạn thân, không phải không có ai đến làm quen nhưng là do chính cô không muốn chơi cùng ai. Có thể là do sự cảnh giác sâu thẳm giống như cô cảm thấy với nhóm họ hàng đến vì lợi ích. Đôi khi… cô cảm thấy cuộc đời cô phiêu bạt trống rỗng không có ai, và đôi lần cảm thấy nơi đây không phải là chỗ của cô.
Đằng sau ký ức nhạt nhòa của đứa bé tám tuổi trong lúc đó là việc có thể nhận biết được suy nghĩ của người lớn mà ai nấy đều đến vì lợi ích mà bố mẹ cô gầy dựng. Ngay cả bản thân cô cũng không biết những cảm xúc chuẩn xác đó xảy ra như thế nào, nhưng mơ hồ rằng cô từng trải qua sự việc bị lợi dụng hơn vậy rất nhiều và thiếu thốn cả cách thức để bảo vệ bản thân nhiều hơn vậy. Cảm xúc tràn đầy sự ngán ngẩm từ hành động và suy nghĩ rằng những tài sản này không có gì là của cô, khiến cho cô bé Pudtan lúc đó không màng đến điều xảy ra bao nhiêu, như thể của cải tài sản là điều không có giá trị với cô. Chỉ ngoại trừ sợi dây chuyền vàng mà bên trong chứa duy nhất một tấm ảnh của bố mẹ là cô chưa từng chịu để cho rời xa người vì nó là đại diện của tình yêu, của sự ấm áp mà cô gần như không quen biết.
Pudtan cúi mặt nhìn mẫu thiết kế trong tay trước khi nhìn về điểm vẫn chưa được đào thêm, nhưng bóng nắng hay cái gì đó lại khiến cho hình ảnh gò đất trước mặt dường như nhòe đi, trở thành một hình ảnh khác có bụi cây xanh tươi và rãnh nước. Cô nàng chớp mắt chỉ một lần thì thấy rằng gò đất vẫn là gò đất như lẽ ra nên thế.
“Chắc phải đi kiểm tra mắt một lần rồi, dạo này cứ hay hoa mắt quá đi thôi.” Giọng trong trẻo than nhẹ với bản thân trước khi bước đi kiểm tra đồ đạc.
Wipawee ngẫm nghĩ một lúc lâu, mắt nhìn di động trong tay trước khi nhấn tìm gọi scái tên quen thuộc, đợi lâu đến mức gần như thấy khó chịu thì đối phương mới nghe máy.
“Chào bác ạ.”
“Đang làm cái gì? Sao giờ mới nghe máy? Bác đợi rõ lâu.”
“Làm việc ạ, nhưng bây giờ xong xuôi rồi. Vừa nãy tay bẩn nên không nghe máy ạ.”
“Bác định hỏi rằng sinh nhật năm nay vẫn sẽ đến ngôi chùa đấy chứ? Là ngày mai rồi đấy.”
“Đi chứ ạ, bác sẽ đi cùng cháu phải không?”
“Không biết dạo này bị làm sao, lòng dạ bác cứ không yên, định đến chùa nói chuyện với cô Sipang một chút. Định đi chùa vào ngày sinh nhật hay là sau ngày sinh nhật?”
“Đi luôn ngày mai thì hơn ạ. Ngày mốt cháu vẫn phải làm việc dài thêm nhiều ngày.” Sau khi thống nhất được mong muốn thì hai bác cháu liền hẹn nhau trước khi dập máy. Việc làm công quả xem ra là việc duy nhất mà đôi bác cháu này hợp nhau, và là điều mà Wipawee luôn suy nghĩ khen ngợi cháu gái rằng dù cho nói năng độc miệng với họ hàng mà vốn hay thăm dò đều đặn nhưng lòng dạ coi như không ác.