Hôm sau, Bách lại cùng Đinh lão đến Vương phủ.
Hai người hôm nay không có Lê Văn Hưu dẫn đến, trình cái thiếp ghi tên họ đưa vào phủ rồi đứng chờ ở ngoài.
Một gia đinh báo lại Vương gia hôm nay thượng triều.
Hai người được mời vào sảnh đường chờ đợi.
Quá nửa ngày mới thấy Trần Quang Khải và Lê Văn Hưu đi về.
Hai người xuống kiệu khuân mặt không lấy làm vui vẻ.
Đến sảnh đưởng thấy Bách và Đinh lão thì hỏi:
- Hai người chờ bổn vương?
- Đúng vậy! hôm nay có chuyện muốn bẩm với Vương gia.
Nhưng ngài bận chính sự trong triều, nên đành chờ ở đây.
Lê Văn Hưu đi lại chỗ Bách, khẽ nói:
- Có chuyện gì từ từ nói, hôm nay trong triều có chuyện bực mình.
Trần Quang Khải thấy Lê Văn Hưu thì thầm, cũng đoán được ý:
- Không sao! Chuyện gì ra chuyện đó.
Trong triều sự vụ nhiều như biển, không tránh được có chuyện không vừa ý, chả lẽ mỗi lần như thế là đình trệ mọi việc hay sao?
Lê Văn Hưu cũng đón lời:
- Cũng đành là như thế, nhưng không thể cái gì cũng đổ lên Đại Vương được.
Quốc khố triều ta trống rỗng là do vừa xảy ra chiến tranh, Thái thượng hoàng lại nhất quyết không tăng thuế ruộng.
Vậy thu không bù được chi, những việc cần dùng đến tiền lại nhiều như vậy, thực là lực bất tòng tâm.
- Không thể kéo dài mãi như thế được.
Những việc hại sức dân triều đình hết sức tránh, nhưng nạo vét sông ngòi, đắp đê phòng lũ, xây dựng trường học … không thể không chi.
Quốc khố trống rỗng như thế thì lấy tiền đâu thực hiện.
Mà còn quân phí, là khoản chi khổng lồ, tuy đã dùng phép ngự binh ư nông nhưng quân khí vẫn phải thay đổi chứ.
Nói đoạn ngồi sụp xuống ghế dáng vẻ mệt mỏi.
Bách biết hai người lên triều, chắc là triều thần lại tranh luận về ngân khố quốc gia.
Trần Quang Khải hai năm trước thụ phong Chiêu Minh Đại Vương, đã được giao coi việc nước.
Tuy còn xin sứ sang Nguyên xin phân phong nhưng sự thực đã coi như Thủ tướng đương triều, việc kinh tế, quân sự đều do hắn nắm giữ.
Lúc này góp lời:
- Thưa Đại Vương! Ta muốn góp chút sức mọn vào ngân khố quốc gia có được không?
- Ngươi có lòng ta rất cảm ơn! Nhưng một mình ngươi góp cho ngân khố như muối bỏ biển, không thể nào xuể được.
- Ta hiểu nhưng có nhiều các đóng góp cho ngân khố quốc gia.
Góp chút tiền không bằng góp nguồn thu lâu dài cho ngân khố, khoản tiền tuy ít nhưng lâu dài thành lớn.
Vả chăng ta có mấy cách có thể tăng ngân khố lên.
Đại vương có muốn nghe không?
- Nói nghe thử?
- Ta cùng Đinh gia và sòng bạc Lục Tứ vừa mới họp bàn, muốn mở một sòng bạc kiểu mới, sòng bạc này khác với trước kia, tuy là nhiều nhà góp công nhưng quyền điều hành lớn nhất thuộc về triều đình, khi thu lợi nhuận lại đóng thuế vào quốc khố đến /.
Điều này cũng là ba nhà chúng ta giúp chút sức nhỏ làm giảm nỗi lo của Thượng hoàng và Quan gia.
Đinh lão nghe Bách nói thế thì sững người.
Lại cười thầm trong bụng “Thằng nhóc con xấu xa, khi nói với Chu Đại Lực một kiểu, nói với Chiêu Minh Vương lại một kiểu khác.
Nghe hắn nói còn tưởng hắn ưu quốc thương dân lắm”
Trần Quang Khải dò hỏi:
- Hôm nay ngươi đến là vì việc này?
- Đúng vậy! Ta nghe Lê huynh nói quốc khố hiện nay nguy cấp.
Nhân việc vừa rồi có cùng sòng bạc Lục Tứ làm một sinh ý về Xúc cúc, thu được kết quả không tệ nên mới nghĩ rằng nên cống hiến cho triều đình.
Trần Quang Khải nghi ngờ hỏi:
- Cách cá cược mới của sòng bạc Lục Tứ là do ngươi bày cho.
Đúng không?
- Không dám dấu Vương gia.
Đúng là như vậy.
- Ta nghe Ích Tắc nói hôm đó, hôm sau cũng cho người điều tra, các ngươi kiếm lợi không ít từ vụ này.
- Tổng cộng vạn quan!
Lê Văn Hưu hít một ngụm khí lạnh.
Bổng lộc một năm của hắn chỉ trăm quan, chức vụ kiêm nhiệm nữa thì thu nhập khoảng quan.
Tất nhiên thu nhập quan lại không chỉ từ bổng lộc nhưng vạn quan là con số lớn.
Còn Trần Quang Khải mặt đỏ tía tai:
- Khốn kiếp! Đấy toàn là tiền xương máu nhân dân, ta sẽ bắt các ngươi nhè ra.
Bách chẳng hề sợ hãi, ung dung nói:
- Ngài hồ đồ rồi! sao lại nói xương máu nhân dân.
Phải nói là con bạc mới đúng, có ai bắt họ chơi đâu.
Vả chăng hoàng tộc các ngài cũng chơi đấy sao?
- Hoàng tộc cá cược một chút cũng là tiền trong hoàng gia, cuối cùng sẽ để dùng vào việc lớn.
Các ngươi lấy tiền của người dân cho vào túi riêng, sao có thể so sánh được.
“CMN! Lý luận gì vậy? Thôi ta nhịn, vẫn phải nhịn”.
Đoạn lại nói:
- Ai nói cho vào túi riêng, chẳng phải hôm nay đến đây để bàn về việc đóng góp cho quốc khố sao?
- Tốt! các ngươi mang vạn quan đấy nhập vào quốc khố cho ta.
- Cũng được, ta sẽ nhập toàn bộ vạn quan đấy vào quốc khố.
vạn quan này với quốc khố như muối bỏ bể, dùng hết là xong.
Chỉ e sau này các ngươi hối hận.
- Hối hận gì?
- Hôm nay nhận vạn quan này, nhưng ngày sau còn mất nhiều vạn quan nữa đấy?
- Ngươi nói vậy là sao?
- Ngài không phải đang lo quốc khố không có nguồn thu sao? Sao không mở đổ trường mà thu tiền của bọn con bạc.
Lê Văn Hưu nghe hắn nói khó nghe cũng gắt:
- Hồ đồ! Mở đổ trường có thể thu được tiền, nhưng triều đình dùng lễ nghĩa trị thiên hạ.
Nếu cổ suý cho thói cờ bạc, thì giải được mối nguy trong chốc lát, nhưng hoạ hại sau đó không sao lường được.
Ta tra cứu điển tích, chưa thấy có triều đại nào dám làm vậy.
- Ngài thông kim bác cổ, ta hỏi ngài, ngài nói thế nào gọi là đánh bạc?
- Về bản chất thì đánh bạc là việc chấp nhận được, thua bằng tiền hay bằng vật giá trị dựa vào kết quả chưa rõ ràng của một sự kiện.
- Vậy việc các ngài đặt cược vào sự kiện mặt trời có hai quầng vừa rồi không tính là đánh bạc hay sao?
- Đánh bạc hay không còn dựa vào động cơ của nó.
Người đánh bạc thì động cơ là thu được tiền tài cho bản thân, còn ta dám đứng giữa trời đất, thề rằng không tư lợi cá nhân, ta đánh cược vì an nguy xã tắc.