Nhân gian như sương khói.
Mộng ảo tựa tiên thần.
Ngàn năm qua chớp mắt.
Đọng lại từng vết chân.
Đông đến, mặc dù không có tuyết rơi, nhưng từng cơn gió lạnh, mang theo cái rét cắt da cắt thịt, cứ rít gào thổi tới.
Dưới bờ Tây hồ, cả mặt nước đều đã phủ kín một lớp băng thật dày.
Nơi đây là quốc đô của Đại Việt, Dương kinh.
Đại Việt vương triều, tuy không phải phồn hoa bậc nhất thế gian, nhưng rừng vàng biển bạc, đất đai trù phú lại quyết không phải nói ngoa.
Thứ mà Đại Việt vương triều thiếu nhất, cõ lẽ là nhân khẩu.
Đại Việt nằm ở phía đông nam đại lục Thiên Trì, là một quốc gia nhị đẳng, trên đó còn có các quốc gia nhất đẳng, dưới là những quốc gia có thứ tam đẳng, tứ đẳng.
Đa số các quốc gia nhất đẳng đều có diện tích vô cùng rộng lớn, tài nguyên nhiều và quân đội mạnh.
Ngược lại, những quốc gia tam đẳng tứ đẳng, thực lực quân đội khá yếu, lãnh thổ cũng nhỏ hơn.
Đại Việt tuy là quốc gia nhị đẳng, thế nhưng thực lực quân đội, lại không hề kém bất cứ một quốc gia nhất đẳng nào.
Minh chứng tin cậy nhất chính là, trải qua hàng vạn năm dựng nước và giữ nước, Đại Việt đã đánh bại hàng loạt các vương triều nhất đẳng.
Đại khái như phương Bắc giáp ranh có Đại Chu, phía tây có Hoa Trì...
Thường thì những quốc gia có thứ đẳng thấp sẽ phụ thuộc vào các quốc gia có thứ bậc cao hơn.
Thứ nhất, họ mong muốn có sự bảo trợ từ các nước lớn, thứ hai, họ muốn có được những phương pháp luyện binh, luyện khí, trồng trọt tốt hơn.
Đương nhiên cái giá mà các nước nhỏ phải trả, chính là tài nguyên, chính là khoáng sản và cả văn hóa của họ nữa.
Nói trắng ra họ chẳng khác gì thuộc địa của các nước lớn.
Đại Việt có lẽ là quốc gia duy nhất, không phụ thuộc vào các cường quốc nhất đẳng.
Cũng chính vì không chịu sư chi phối này, Đại Việt trở thành chiến trường của các nước lớn, bọn họ muốn răn đe, muốn thôn tính Đại Việt, nâng cao vị thế.
May mắn Đai Việt đời nào cũng có minh quân, đứng ra bình định giặc ngoại xâm.
Tất nhiên cái giá phải trả là nước mắt, là máu, là đói nghèo, là nhân khẩu sụt giảm.
Có điều cứ mỗi lần chiến tranh qua đi, Đại Việt lại như trải qua một lần tân sinh, một lần thay máu.
Sức sống của dân tộc này vẫn mãi bùng cháy, vẫn mãi không thể bị mài mòn dù có thế nào.
Phía nam Dương Kinh, có một ngôi phủ đệ vàng son lộng lẫy chiếm cả trăm mẫu, địa thế chính dương, trước cửa có một đôi kỳ lân cao bằng ba người trưởng thành.
Cửa lớn màu son, đồng đinh sáng bóng, hai mặt sư tử ngậm đồng hoàn càng làm cho ngôi phủ đệ này thêm phần quý khí bức người.
Phía trên có treo tấm biển viết bốn chữ lớn"Huyết Y Hầu Phủ".
Huyết Y Hầu là một nhân vật truyền kỳ của Đại Việt vương triều, ông họ Dương tên Vân.
Người này không chỉ tước vị cao, chiến công hiển hách, còn rất được dân chúng tin phục.
Tương truyền rằng, hai trăm năm trước, Đại Chu cố tình gây hấn, đem trăn vạn quân tràn qua biên giới phía bắc.
Việt vương lúc đó là Đinh Khải, ra lệnh cho Đại tướng quân Dương Thiếu Du, cũng là cha của huyết y hầu Dương Vân, mang theo hai mươi vạn quân chặn địch, chờ viện binh từ các thành khác.
Thật không ngờ Huyết Y hầu với tài chỉ huy, thao lược có một không hai, dùng lối đánh du kích từ từ tiêu hao quân địch.
Quân sĩ đại Chu thảm thương quá nửa, phe Đại Việt lại chỉ tổn thất chưa quá một thành.
Chủ soái Đại Chu lúc đó là Vũ Tài, nhìn quân số giảm đi nhanh chóng, mà thế quân Đại Việt lại mỗi lúc một lớn, sợ hãi quá mà giữa đêm dùng thuyền bỏ chạy về nước.
Cũng không ai biết cụ thể trận chiến ấy xảy ra những gì, chỉ có ít người mơ hồ chứng kiến, giữa biển người dọc ngang bóng mờ, quân địch kêu la thảm thiết.
Sau trận chiến, Huyết Y hầu Dương Vân trở thành cái tên mọi người nhớ mãi không quên.
Cả bộ áo giáp lẫn nội giáp đều nhuộm đỏ, khuôn mặt đằng đằng sát khí, đôi mắt đỏ ngầu, chỉ nhìn thôi cũng khiến các binh sĩ hết hồn hết vía.
Cũng từ đó Việt vương đã phong cho ông làm Huyết Y Hầu, sau này cha ông mất, Dương Vân được bổ nhiệm thành đại tướng quân kế nhiệm, Huyết Y Hầu đời đời truyền cho con cháu.
Sáng sớm, gió lạnh vẫn không ngừng thổi.
Bên trong một gian nhà nhỏ, nằm chếch một góc hẻo lánh phía đông Huyết Y hầu phủ.
Trong căn nhà nhỏ, thỉnh thoảng truyền tới từng tràng tiếng cười khanh khách.
Qua tiếng cười truyền lại, có thể nghe ra trong đó có hai người một nam, một nữ.
Xuyên qua cửa sổ, có thể thấy một thiếu niên tuổi tầm mười sáu, tướng mạo không sai, tay cầm bát, tay cầm thìa, đang đút từng chút nước thuốc cho một người khác.
Miệng hắn không ngừng cười nói, nhưng lại có chút gượng gạo, khó nghe.
Thân ảnh còn lại là một cô bé, tuổi tầm mười hai, rất thanh tú nhưng khuôn mặt trắng bệch, có chút bệnh trạng.
Cô bé nằm trên giường, há miệng uống từng ngụm nước thuốc người nam đút, đôi mắt rưng rưng, tựa như khóc, lại tựa như cười, khiến người ta vô cùng khó hiểu.
Hai thiếu niên này không có tên, người quen biết thường gọi là thằng ngốc cùng con bệnh.
Nhìn từ cách bài trí căn nhà từ ngoài vào trong, không ít người nghĩ rằng, hai thiếu niên này là người hầu, nha hoàn trong phủ.
Chỉ có một số ít người biết rằng, hai thiếu niên này là cháu của gia chủ hiện tại Dương Hiển.
Huyết Y hầu sinh được bốn người con.
Cũng không biết có phải do trời cao chiếu cố, hay vì nguyên nhân nào đó, cả bốn người con của ông đều là con trai.
Đây cũng là việc vui và cũng là điều mà ông tự hào nhất, đến khi ông mất vẫn không khỏi tự hào.
Cũng đúng thôi, ở cái thời đại mười phần thì tám phần là nữ này, sinh được bốn người con trai, ai lại không vui cơ chứ.
Bốn người con của Huyết Y Hầu, thứ tự lần lượt là.
Dương Thanh Hồng, Dương Thanh Long, Dương Thanh Hổ, Dương Thanh Hồ.
Bốn người cũng noi gương cha, người giỏi văn, người giỏi võ, người sở trường buôn bán, người sở trường ngoại giao.
Sau này Huyết Y Hầu chia cho bốn người đất đai và chia làm bốn chi tộc.
Chỉ là sau khi Huyết Y hầu qua đời, tước vị hầu gia lại khó chọn lựa.
Theo lý thì trưởng tử sẽ được chọn, nhưng không biết vô tình hay cố ý, Việt vương lại chọn người con thứ hai, tức Dương Thanh Long là người thừa kế.
Tất nhiên, ngoài mặt mọi thành viên trong hầu phủ sẽ không phản đối, nhưng sau lưng lại bằng mặt không bằng lòng.
Cũng vì vấn đề tước vị, bốn người không ngừng đấu đá lẫn nhau, cuối cùng ba người còn lại dọn ra ngoài sống, hầu phủ chỉ còn chi thứ hai ở lại.
Cũng vì nhìn thấy sự tranh đoạt tước vị, từ đó gia chủ hầu gia trước khi qua đời, đều dâng tấu chương lên triều đình, chỉ định trước người kế tục.
Từ thời Huyết Y Hầu đến nay đã truyền qua ba đời, cũng không có sự tranh chấp như trước, tất nhiên bằng mặt không bằng lòng là điều không thể tránh khỏi.
Gia chủ hiện tại của Dương gia là Dương Hiển.
Ông năm nay đã tuổi, vì thể trạng kém nên ông chỉ sinh được một người con trai, tên Dương Thành Phong.
Người này từ nhỏ được mẹ nuông chiều thành hư, sống không có mục đích, cả ngày chỉ biết cờ bạc, phá phách, chơi gái.
Năm Dương Thành Phong tuổi, cha hắn vì không muốn con mình trầm luân trong xa hoa, đồi trụy, đã chỉ định hôn ước cho hắn với con gái của một danh tướng, tên Trịnh Hồng Nguyệt.
Trịnh Hồng Nguyệt này tuy con nhà võ, nhưng xinh đẹp lại chẳng kém ai, lòng dạ cũng cực sâu.
Quả nhiên Dương Thành Phong, một công tử ăn chơi, làm sao có thể không khuất phục dưới tay của Hồng Nguyệt cơ chứ.
Hắn ngày qua ngày bị dày vò, tuy không phải chịu đánh đập, nhưng từ cái liếc mắt, đến vẻ mặt lạnh băng của nàng, cũng đủ khiến hắn hãi hùng khiếp vía.
Không thể chơi bời trác táng như trước nữa, hắn đành tăm tia làm nhục nha hoàn trong phủ.
Mẹ của Thằng Ngốc "Vân Điệp" chính là người bị hại.
Sau khi sinh "Thằng Ngốc" nàng không những không được tôn trọng, ngược lại chịu hết sự ghẻ lạnh của chủ nhà.
Sau cùng vì đứa con, nàng cắn răng chịu đựng, chỉ mong con trai được thừa nhận.
Thế nhưng đời nào được như ý, con trai của nàng sinh ra lại đâu giống người thường, tuy tướng mạo rất đẹp lại là đứa ngốc.
Một tuổi chưa biết bò, hai tuổi chưa biết đi, ba tuổi chưa biết nói, thằng nhóc chậm chạp, ngờ nghệch đến mức ai gặp cũng phải thở dài lắc đầu.
Thế nhưng, mọi chuyện còn cay đắng hơn khi nàng lại tiếp tục bị Dương Thành Phong chà đạp.
Nàng sinh đứa thứ hai, lần này là con gái.
Đứa trẻ này xinh đẹp vô cùng, người gặp người yêu.
Đáng buồn là, thê tử của Dương Thành Phong nổi giận rồi, mặc cho Vân Điệp van xin thế nào, người phụ nữ ấy nhất quyết đuổi ba mẹ con ra khỏi phủ, trên tay chỉ có vài bộ quần áo cũ và ít bạc lẻ.
Ra khỏi hầu phủ, ba mẹ con sống vất vưởng, vừa chăm con thơ, vừa chăm con dại, Vân Điệp làm đủ mọi việc từ may vá, giặt giũ, cấy cày, làm bếp...!Cuối cùng nàng vì thân thể yếu nhược, lại vượt cạn hai lần, hao mòn mà chết.
Hai anh em Thằng Ngốc phải sống không cha không mẹ từ đó.
Thằng Ngốc năm đó lên mười, tuy rằng ngốc, nhưng hắn vẫn biết phải nuôi em như nào.
Sáng hắn ra đường xin từng đồng tiền, từng miếng bánh, từng miếng cơm thừa, chiều tối bắt cua bắt ốc.
Hai anh em sống nương tựa lẫn nhau, trong cái miếu cũ ngoài thành.
Em gái hắn lên sáu tuổi mắc một trận bệnh nặng, cơ thể suy nhược tưởng chừng không qua khỏi, may mắn gia gia hắn một hôm đi qua ngôi miếu hoang, nhìn thấy mang về phủ.
Kì thực hai đứa trẻ ấy có tên, một đứa tên Dương Thiên Vân, một đứa tên Dương Thu Phượng.
Thế nhưng hai đứa trẻ không cha, không có hộ tịch, quan phủ không chấp nhận.
Sống ở cái thời đại này, phận đàn bà, phận tôi tớ, nếu không được chủ, không được đàn ông bảo vệ, quả thực khó sống hơn cả con chó.
Dương Hiển bất mãn với con dâu một, thì bất mãn với con trai mười.
Tuy Dương Hiển không đồng ý con trai nạp một nha hoàn làm thiếp thất, nhưng ông cũng không muốn, cháu của mình phải sống khổ, sống sở.
Làm tư tưởng rất lâu, cuối cùng Dương Hiển cũng thuyết phục được hai vợ chồng con trai, tiếp nhận hai đứa trẻ.
Tất nhiên việc ông là gia chủ, cũng là hầu tước, lời ông nói không ai có thể cãi, thế nhưng hai đứa trẻ đáng thương ấy, chỉ có thể sống với thân phận nô bộc mà thôi..