1. Truyện
  2. Thịnh Thế Diên Ninh
  3. Chương 4
Thịnh Thế Diên Ninh

Chương 4: Đại Việt sinh khí

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Nói xong Nguyễn Vô Niệm liền đi thẳng. Nguyễn Vô Niệm cũng không phải là người không nói lý lẽ, không vì Lê Đắc Ninh vô lễ mà giận chó đánh mèo với Lê Bang Cơ, hắn cảm thấy thiếu niên này dù ăn nói giông dài, thế nhưng vẫn có thể xem là người lễ độ, Nguyễn Vô Niệm cũng không để bụng, thuận tiện liền nhắc nhở bọn hắn một chút. Vùng rừng núi này hắn rất quen, ban ngày còn dễ nói, ban đêm dã thú đặc biệt nhiều. Tiểu vằn vằn kia chính là một trong số đó. Thực tế hắn mới quen Tiểu vằn vằn được hai năm, từ lúc Tiểu vằn vằn mới lạc mẹ gặp Nguyễn Vô Niệm lúc đó liền bị đánh một trận, về sau mỗi lần hắn vào rừng gặp Tiểu vằn vằn một lần liền đánh một lần, đến mức hiện tại chúa tể sơn lâm gặp Nguyễn Vô Niệm ám ảnh tâm lý khiến nó sợ hãi nhân loại này.

Nhìn Nguyễn Vô Niệm tiêu sái rời đi, Lê Bang Cơ lại đứng yên đó hơi nheo mắt nhìn theo. Lê Thái hỏi.

- Bệ hạ, ngài không cản hắn lại sao?

Lê Bang Cơ cười nói:

- Không cần, hắn đã chỉ đường rõ ràng như vậy thì ắt hẳn hắn sẽ ở gần đây, người trong làng chắc chắn sẽ biết sự tồn tại của hắn.

Chỉ cần là người thì sẽ có nhu cầu giao tiếp với xã hội, thiếu niên vừa nhìn ăn mặc không giống người bình thường, hẳn hắn sẽ sống tách biệt với làng mạc, thế nhưng không có nghĩa là hắn sẽ không có sự giao lưu. Do đó chắc chắn dân làng sẽ biết đến Nguyễn Vô Niệm. Nhìn thấy bệ hạ có vẻ có hứng thú với người này, định tiếp cận Nguyễn Vô Niệm, Hàn lâm trực học sĩ Nguyễn Như Đổ nhíu mày nói:

- Bệ hạ, người này ăn mặc kỳ lạ, không hiểu lễ nghĩa, răng trắng như răng chó nhìn không phải là đứng đắng.

Người Việt có tục nhuộm răng đen, vì vậy một hàm răng đen chính là một tiêu chuẩn của cái đẹp, kể cả nam và nữ đều nhuộm răng đen. Không phải tự nhiên lại có những câu ca dao ca ngợi một hàm răng đen đẹp đẽ như:

“Răng đen nhoẻn miệng em cười

Dẫu trời nóng nực cũng nguôi cơn nồng”.

Hay câu:

“Năm quan mua lấy miệng cười

Mười quan chẳng tiếc, miệng người răng đen”.

Do đó với thẩm mỹ của người Việt hiện tại người có hàm răng đen là một người đẹp, răng càng đen bóng thì lại càng đẹp. Nên cái răng cái tóc là góc con người, những người răng đen được xem là quân tử, chân thật, còn người răng trắng thì được ví như là răng trắng như răng chó, là kẻ tiểu nhân.

Nghe Nguyễn Như Đổ nói Lê Bang Cơ lại không hài lòng.

- Khanh gia thân là Hàn lâm trực học sĩ chẳng lẽ chưa nghe cầu nhìn người không nên đánh giá qua vẻ bề ngoài. Nguyễn Vô Niệm dù không có nhuộm răng, thế nhưng từ cách nói chuyện, hành động đi đứng Trẫm cảm thấy đều rất ổn, dù có đánh nhau thì ra tay với Lê Đắc Ninh cũng không nặng, nên Trẫm thấy hắn dù còn trẻ nhưng lại khá chín chắn già dặn. Đại tư đồ, khanh cảm thấy như thế nào?

Lê Bí nãy giờ dường như đang suy nghĩ điều gì đó lúc này mới hơi tỉnh hồn lại đáp.

- Bệ hạ nói không sai, thần cũng nghĩ như vậy.

Bệ hạ cùng Đại tư đồ đã nói như vậy Nguyễn Như Đổ cũng không thể phản bác, dù sao hắn là Hàn lâm trực học sĩ chứ cũng không phải là ngôn quan mà ngu ngốc đi cãi lại bệ hạ. Nguyễn Như Đổ trong lòng âm thầm ghi Nguyễn Vô Niệm một điểm hận, bên ngoài lại nói.

- Bệ hạ dạy phải, là thần ngu muội.

Lê Bang Cơ hứng thú bừng bừng nói.

- Được rồi, cũng đừng đứng đây nói chuyện, trời sắp tối rồi, không nghe Nguyễn Vô Niệm nói hay sao, tìm chỗ nghỉ trước khi thú dữ lại xuất hiện.

Lê Đắc Ninh cùng đám cận vệ nghĩ đến chuyện vừa rồi liền sởn tóc gáy vội vàng hộ giá tiếp tục đi theo đường mòn. Quả nhiên không mất bao lâu bọn hắn liền tìm thấy được một toà thôn trang, ngôi làng này chưa đến 100 nóc nhà. Đã buổi chiều tối là lúc người dân đi làm đồng trở về, ở phía ngoài cổng làng có thể thấy được luỹ tre đặc trưng của những ngôi làng ở Đại Việt, mấy đứa trẻ con mặc quần xà lỏn chạy nhảy ở bên ngoài nô đùa mang đến cho ngôi làng này bừng bừng sinh khí.

- Nếu không đi ra khỏi kinh thành Trẫm thực sự rất khó thấy được những cảnh vật mới mẻ này.

Lê Bang Cơ cảm khái nói, Đại Việt trải qua 20 năm Minh thuộc đã bị triều Minh vắt kiệt kể nhân lực và tài lực. Kinh tế bị thiệt hại một cách nặng nề, dân số sụt giảm đến gần một nửa. Đến nay chiến tranh đã qua đi gần 30 năm, Đại Việt cuối cùng cũng khôi phục lại sinh cơ, bừng bừng tươi sống lên một lần nữa.

- Trưởng làng, trưởng làng, có khách tới!

Nhìn thấy đoàn người đi đến mấy đứa trẻ lại không có chút nào sợ hãi chạy vào bên bên trong làng í a í ới gọi. Lê Bang Cơ cũng không tự tiện đi vào bên trong làng mà đứng ở trước cổng làng đợi. Làng mạc có tính tự trị rất mạnh, ngươi chưa được phép mà đã đi vào trong ấy là thất lễ, không được chào đón.

Phép vua thua lệ làng ấy chính là nói đến tính tự trị của làng xã song hành với sự cai trị của nhà vua. Mối quan hệ giữa làng xã và triều đình trung ương là một mối quan hệ vừa hợp tác nhưng cũng vừa đối đầu. Làng xã thần phục chấp nhận sự cai trị của nhà vua, thế nhưng luôn muốn giữ lại tính tự trị của làng xã, ngược lại nhà vua một mặt chấp nhận sự tự trị đó nhưng một mặt cũng luôn muốn thò tay tận đến vùng đất này để cai trị. Không chỉ là vua nước Việt mà khi người Hán xâm lược cũng đã mấy lần muốn thò tay vào củ khoai lang nóng này, kết quả bị phỏng tay phải rút trở về.

Không mất bao lâu trưởng làng là một cụ già tuổi lục tuần đi ra bên ngoài, với tuổi thọ trung bình của người Việt hiện tại già như hắn đã là hiếm có rồi. Trưởng làng chỉ cần nhìn thấy mấy người Lê Bang Cơ đi giày thôi đã biết là bậc đại phú đại quý, thậm chí có thể là quan lại rồi. Dù sao người Việt phổ biến vẫn là đi chân đất, người có tiền cũng có thể đi dép, còn đi giày cũng rất hiếm, cũng chỉ có quan lại mới thỉnh thoảng đi, có nhiều người còn trực tiếp đi chân đất cho tiện. Hắn sống đã lâu, con mắt nhìn tinh đời liền thấy được trung tâm của đoàn người chính là vị thanh niên đứng giữa, trưởng làng vội vàng đi đến cung kính nói.

- Chào cậu lớn, chào các ông lớn, mời các ông, các cậu vào bên trong.

Hắn cũng không dám hỏi những vị đại nhân đây đến làng hắn làm gì, thân phận quá cách biệt. Lê Bang Cơ mỉm cười hiền hoà nói.

- Trưởng làng không cần phải kinh sợ, bọn ta chỉ là đi ngang qua, nghe nói quanh đây buổi tối có thú dữ liền đi đến làng muốn xin tá túc một đêm.

Trưởng làng thấy Lê Bang Cơ sắc mặt hiền từ, nói năng nhã nhặn lòng kinh sợ cũng giảm xuống bớt một chút liền nói.

- Cậu lớn nói đúng, quanh đây gần rừng, buổi tối dã thú hay đi ra ngoài kiếm ăn. Có người ngoại lai không biết thường hay bị hổ bắt đi, chết cũng có mấy người. Đừng đứng đây nữa, mời cậu lớn vào trong.

Trưởng làng lập tức dẫn mọi người vào bên trong làng. Lúc này trời đã sắp tối, mấy người đàn ông thì bắt đầu tụ tập lại nói chuyện trời trăng, làm đồng, trẻ con thì hiếu kỳ chạy nhảy bên mấy cái góc nhà quan sát đám người ngoại lai đi vào làng, phụ nữ trong nhà đang tất bật nấu cơm nên cũng có thể nhìn thấy được khói bếp toả ra ở đằng sau sân nhà, có khói bếp nổi lên chứng tỏ cuộc sống vẫn khá tốt. Người Việt thời này ăn cũng chỉ có một ngày hai bữa, một bữa trưa và một bữa tối, có bữa cơm ba bát đã xem như sung túc, còn không thì luộc củ khoai ăn cho qua bữa là được.

Trưởng làng đi nói chuyện một chút liền tìm được một căn nhà có vẻ sạch sẽ tốt nhất ở bên trong làng. Đầu năm nay trong cái làng nhỏ này thực sự muốn tìm một địa chủ cũng khó, dù sao đây thuộc vùng trung du, ruộng phân chia cũng ít, người cũng ít, năng suất lúa lại không cao, mỗi bữa có thể ăn no cũng là phước đức lắm rồi.

Nhà ở trong làng xây dựng lại chủ yếu là nhà sàn vừa để phòng mưa lớn gây lũ, lại vừa có thể chống thú dữ, con trâu duy nhất trong làng bị neo ở ngay bên dưới sàn nhà. Như sợ dơ bẩn ảnh hưởng đến Lê Bang Cơ, trưởng làng liền bảo người dời đi. Một làng này đều có quan hệ thân thuộc, trưởng làng nói chuyện vẫn rất có uy tín. Ngôi nhà này là của một đôi vợ chồng trẻ cũng đã có với nhau hai đứa con, cha mẹ nghe trưởng làng nói đợt bão lũ mấy năm trước bị đất lở chết rồi. Ông chồng thỉnh thoảng lại đi đến huyện để trao đổi vài thứ mang trở về bán nên cũng coi là giàu có nhất làng rồi. Trưởng làng thoả thuận một chút liền để Lê Bang Cơ ngủ tại đây, còn vợ chồng cùng mấy đứa trẻ thì buổi tối sang nhà khác ngủ nhờ.

Trong khi đó Nguyễn Vô Niệm cũng đi theo đường mòn một đoạn liền rẽ một hướng khác đi vào trong núi. Đi vào không quá xa, chỉ cách bìa rừng bốn năm trăm mét thôi, nơi đây có một ngôi nhà gỗ dựng lên trên một mặt đất tương đối bằng phẳng, cây cối xung quanh bị chặt đi tạo ra một bãi đất trống, bên trái ngôi nhà là một cây liễu rũ cành xuống gần sát đất, bên phải là một chuồng gà, cách ngôi nhà chừng hai mươi mét là một dòng suối nhỏ, bên kia dòng suối lại có mấy mẫu đất một bên trồng lúa một bên lại trồng mấy loại hoa màu.

Uông, uông, uông!

Nguyễn Vô Niệm vừa đi đến cổng thì từ bên trong nhà có một con chó cỏ lông đen xen với vàng chạy ra quẩy đuôi chào đón. Nguyễn Vô Niệm vuốt ve đầu nó nói:

- Được rồi, hôm nay giữ nhà tốt không? Đi canh chuồng gà đi, lát nữa ta cho ăn.

Con chó như thông tuệ liền chạy đi về phía chuồng gà nằm xuống ngẩng cao đầu nhìn xung quanh như đang cảnh giới. Nguyễn Vô Niệm mặc kệ nó làm trò. Hắn đi vào bên trong nhà mở cửa ra nói:

- Mẹ, con về rồi.

Thế nhưng bên trong căn nhà làm gì có người, bên cạnh giường, ghế, bàn, tủ, chỉ có một cái bàn thờ, bên trên có một bài vị ghi chữ: Nguyễn Thị Hoa.

Mười vạn năm trước, Kiếp tộc phủ xuống. Cổ Thiên Đình chỉ còn lưu lại di chỉ, Tây Phương Linh Sơn đã sớm đổ nát hoang tàn, Cổ Ma Uyên lùi về trong tĩnh mịch. Hoang Cổ Thánh Vực bị đánh vỡ tan tành, trở thành Tứ Hoang Nhất Hải.

Mười vạn năm sau, Đông Hoang Việt quốc, một gã Chân Nhân cao thủ tuổi già thọ cạn, bỗng nhiên tuyệt địa phùng sinh, quét ngang võ giới.

Mời đọc:

Truyện CV